Nổi Lo Buồn Của Người Cao Niên Ở Xứ Người

Nổi Lo Buồn Của Người Cao Niên Ở Xứ Người

Nước Mắt Chảy Xuôi
Nổi Đau Tuổi Già
Kính chuyển đọc để chuẩn bị tinh thần và vật chất cho tuổi già.
Nên biết rằng ngày nay, hầu như trên khắp thế giới và ngay cả tại Việt Nam tất cả mọi
người đều rất bận rộn hoặc vì sinh kế hoặc vì thoả mãn những thú vui gần như là nhu
cầu nên có thể hoặc thường sao nhãng bổn phận đối với các đấng sinh thành.
Vì thế những bậc cha mẹ lỡ đang ở tuổi già hoặc sắp ở tuổi già, yếu nên chuẩn bị
KHÔNG là gánh nặng cho con cái. Chuẩn bị tinh thần để chấp nhận lối sống của lứa
tuổi trẻ, sự thiếu kém tình thương để săn sóc chu đáo, chuẩn bị vật chất để không là
gánh nặng tài chính cho con, thường là nguồn gốc của những "đá thúng, đụng nia"
hoặc "chửi chó mằng mèo".
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Nước mắt chảy xuôi - người già Việt ở phương Tây
Huy Phương - 18-04-2010
Người Việt có câu “Mười con không nuôi được
cha mẹ”, nhưng bao giờ “Nước mắt (cũng) chảy xuôi”. Có lẽ đó cũng là
kiếp luân hồi của con người.
Đã có bao câu chuyện buồn về những người già ở phương Tây, nhưng với
văn hoá, đạo lý truyền thống của người Việt dường như nỗi buồn đó còn là
nỗi đau gấp bao lần vì những người già phải xa quê hương, nguồn cội... Bài
tạp văn của Huy Phương mang đến cho bạn đọc một nỗi niềm đau đáu khó
quên...
Cứ mỗi lần có dịp phải vào nhà dưỡng lão để thăm người quen hay bạn bè,
tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, liệu rồi sau này lúc già yếu, bệnh
hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không, mà ví như cha mẹ tôi còn sống, tôi
có khả năng nuôi nấng săn sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quý
cụ vào đây?
“Nước mắt chảy xuôi” là thành ngữ Việt Nam nói đến tình thương chỉ có thể
từ cha mẹ dành cho con cái, theo dòng thuận của đời người, từ cao xuống
thấp, để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái. Nhưng sự
thật, các bậc cha mẹ cũng buồn lòng khi thấy con cái đối xử với mình tệ bạc,
nhất là đến tuổi già, bệnh tật, có khi bị bỏ quên, cha mẹ cô đơn, cần sự an ủi,
săn sóc. Trong một bài viết về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xã
hội hôm nay, tôi nhận được lá thư của một vị cao niên ở tận miền đông, bày
tỏ ý kiến của cụ:
“Tôi đã khóc, khóc cho chính mình và cho ai trong tuổi già ở xứ này. Ông kể
lại có cụ già đã chết cả một hai tuần, không ai biết. Con cái ở đâu? Đó là
những người có con mà còn vậy, còn những người không con thì chắc phải
vô trường hợp này quá. Vì tôi không con gái, chỉ hai “đực rựa”, một ở Cali,
một ở gần đây, nhưng ít khi kêu, và có khi không kêu hỏi thăm được một
tiếng, lúc cần tiền hay cần gì đó mới kêu. Có lúc tôi nghĩ: hay mình bất hiếu
với cha mẹ nên con cái nó bạc với mình chăng? Ở Florida này cũng có một
bà Việt Nam ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới. Hôm đó cậu
ta kêu cửa, nhưng không thấy mẹ ra mở. Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn
treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng. Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn
còn, mới khám phá ra bà mẹ đã chết. Thật là thảm!”.
Câu chuyện như trên có thể xảy ra bất cứ ở đâu, nhưng chắc chắn là chuyện
có thể tránh được. Nếu mẹ ở nhà riêng, con nên có một cái chìa khoá nhà để
dùng lúc cần thiết. Đem thức ăn đến cho mẹ, khi mẹ đi vắng, dù bận thế nào
đi nữa, thì cũng vào nhà, để thức ăn vào tủ lạnh cho mẹ. Nếu mẹ ngủ thì
cũng vào nhà xem mẹ có khoẻ không? Điện thoại cho mẹ nhiều lần mà
không nghe trả lời thì phải nhờ người ở gần, đến gõ cửa nhà mẹ xem sao,
hay vội vàng chạy lại xem sự thể thế nào?
Trái tim của người mẹ có nhiều chỗ dành cho đứa con, như đôi cánh của
một con gà mẹ có thể dang ra che kín mười đứa con bé dại, nhưng người mẹ
có chỗ nào trong trái tim của con? Ngày xưa, mẹ chưa bao giờ biết nói tiếng
“bận” với con. Khi đang ăn mà con “làm bậy” cũng phải buông đũa đứng
dậy. Nửa đêm dù đau yếu, mỏi mệt nghe tiếng con khóc cũng phải mở mắt,
vỗ về và ôm con vào lòng. Sao các con bây giờ vẫn thường nói tiếng “bận”
với cha mẹ. Vì bận nên các con đưa cha mẹ già lú lẫn vào nursing home, vì
bận, nên theo lời một cô y tá cho biết, nhiều gia đình bỏ cha mẹ vào đây rồi
không bao giờ lui tới thăm viếng.
Cô cho biết nhiều người đã ở đây năm sáu năm rồi, không hề có ai lai vãng.
Có bao nhiêu lý do để những đứa con có thể nêu ra để không còn chỗ nào
trong lòng, nhớ đến cha mẹ. Nếu là đàn ông chúng ta nên vui, vì hiện nay
trong các nhà dưỡng lão 70% là quý bà, vì các ông đã quy tiên sớm hơn vợ
mình, thông thường ít nhất là 6 năm, để ngày nay khỏi phải chịu cảnh cô
đơn, buồn tẻ.
Minh hoạ của hoạ sĩ Nguyễn Khánh Toàn.Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng
thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào
phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở
đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những
người qua lại. Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối
điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho
các cụ đỡ buồn.
Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã
gục đầu xuống ngủ. Giá mà có người đẩy xe lăn đưa các cụ đi dạo một vòng
ngoài trời nắng ấm kia, chắc hẳn các cụ vui hơn và biết đâu cuộc sống sẽ kéo
dài thêm một thời gian nữa. Giờ này trong công viên hay trên những con
đường trong thành phố nhiều người mẹ đang đẩy chiếc xe đưa con đi dạo,
nhưng vài mươi năm nữa ai sẽ đẩy xe lăn cho bà? Phải chăng định luật của
cuộc sống và tình thương là “nước mắt chảy xuôi”, sẽ không bao giờ có một
dòng nước chảy ngược về nguồn?
Người Âu Mỹ thường thèm địa vị của các bậc cha mẹ người Á Đông lúc về
già vẫn còn được con cái lui tới săn sóc, nhưng họ cũng nên nhớ lại, họ chỉ
nuôi con cho đến năm 18 tuổi là hết bổn phận, trên pháp lý, không ai trừng
phạt gì họ được, mà trên mặt tình cảm cũng không có gì phải cắn rứt lương
tâm. Trong xã hội văn minh này, một đứa trẻ bỏ học, đi lang thang ngoài
đường hay bị đối xử tàn tệ, cha mẹ có thể ra toà và mất quyền nuôi dưỡng,
còn những cụ già vô gia cư, đói khát bị bỏ bên lề đường, không ai có trách
nhiệm và chẳng có ai phải ra toà.
Điều đáng nói là các cụ già cũng như những đứa trẻ, đều yếu đuối, không có
khả năng tự bảo vệ và rất dễ xúc động, buồn vui. Trong một xã hội đáng gọi
là văn minh, các trẻ em và người cao niên đều được che chở, bảo vệ và săn
sóc chu đáo. Các cụ có các cơ quan xã hội lo thuốc men, thực phẩm nhưng
với nỗi cô đơn, phiền muộn ai là người lo cho các cụ, trong khi những đứa
trẻ có người an ủi, vỗ về và nói với nó những lời dịu ngọt.
Ngân khoản của Liên bang cấp để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng có đến
90% dành cho việc ngăn ngừa lạm dụng trẻ con, 7% để ngăn ngừa bạo hành
trong gia đình nhưng chỉ có 2% sử dụng trong việc ngăn ngừa ngược đãi
người già. Không biết có bao nhiêu đạo luật và ngân khoản dành cho việc
chống lại việc ngược đãi súc vật?
Cứ vào “Pet-Abuse.com” chúng ta sẽ tìm thấy hàng nghìn trường hợp công
dân Mỹ, già và trẻ, đàn ông lẫn đàn bà bị tù tội, phạt tiền vì bạc đãi, bỏ đói,
đánh đập hoặc giết những con vật thân yêu trong nhà. Bỏ quên một bà mẹ
già trong nhà dưỡng lão nhiều năm có phải là một trường hợp ngược đãi
không? Chẳng lẽ là không? Vì nếu có, luật pháp đã bắt đứa con phải phạt vạ
hay vào nhà tù.
Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đình
nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng
đồng thời cũng là cho con cháu, bởi vì cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có
cơ hội được thể hiện lòng hiếu thảo. Có ba điều người ta thường mong ước ở
đời là Phước, Lộc và Thọ. Phước có chỗ đứng cao hơn hết, Lộc thì phù du
mà Thọ chưa hẳn đã là may mắn.
oo0oo
Nỗi đau tuổi già
Huy Phương - Wed, 11/03/2010
Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì
đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại
đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau
khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm.
Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem
bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi
trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần.
Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai,
ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình
như một người mất trí. Ông là một người Á Châu, Việt Nam cũng chưa
chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống
như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới
và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay
thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào
thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ
cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết
chừng nào?
Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi
không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “đem
cha bỏ chùa ”.
Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân
đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến
một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì
một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ
vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ
mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý
muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa
nhập cảnh Việt Nam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ
đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm
khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ
Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy
bay đi Việt Nam.
Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở
lại Florida nữa vì trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ
xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị
con cái “mời khéo” về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay
năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về
Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân
của con cái. Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có
lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để
cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có
nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết
ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.
Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn
nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ
cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá lớn, mà giá nhà
đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà,
thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở
với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông
cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích
nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu
thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa
trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi: -“Có hiểu gì không
mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?” Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con
nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát
gừng:-“Bả đi khỏi rồi!”
Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác
đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới
cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa,
không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng
xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm
về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.
Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồng đối xử với
ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”.
Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục
đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng
“để dành cho cha mẹ lúc về già”.
Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện
“trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”.
 

NGƯỜI CAO TUỔI

MƯỜI NGUYÊN TẮC DI DƯỠNG TUỔI GIÀ

MƯỜI NGUYÊN TẮC DI DƯỠNG TUỔI GIÀ

1. Câu châm ngôn thứ nhất: “Trong thiên hạ, không có chuyện làm biếng mà có thể có một thân thể khỏe mạnh.” 2. Câu châm ngôn thứ hai: -Ði với những việc không vui vẻ của dĩ vãng và nghịch cảnh, không thấy khó chịu. -Ðối với những ngày sắp tới không có ước vọng quá cao, nhưng luôn cầu bình an...

Nổi Lo Buồn Của Người Cao Niên Ở Xứ Người

Nổi Lo Buồn Của Người Cao Niên Ở Xứ Người

Nước Mắt Chảy Xuôi Nổi Đau Tuổi Già Kính chuyển đọc để chuẩn bị tinh thần và vật chất cho tuổi già. Nên biết rằng ngày nay, hầu như trên khắp thế giới và ngay cả tại Việt Nam tất cả mọi người đều rất bận rộn hoặc vì sinh kế hoặc vì thoả mãn những thú vui gần như là nhu cầu nên có thể hoặc thường...

TRUYỆN NGẮN ĐẦY Ý NGHĨA

TRUYỆN NGẮN ĐẦY Ý NGHĨA

1. Nó Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo khó. Đau khổ và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm. Mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để tay lên ngực trái, dỗ dành "Ngoại có đi đâu! Ngoại ở đây mà!". Vậy là nó nín. Rồi mẹ cũng...

NỖI LÒNG NGƯỜI CAO TUỔI

NỖI LÒNG NGƯỜI CAO TUỔI

      Ai cũng có những năm tháng tuổi thơ đầy kỷ niệm, những năm tháng thanh xuân giầu sinh lực, nhiều ước mơ; rồi sẽ trở thành lớp trung niên, yên bề gia thất, con cái lớn khôn. Và rồi sẽ thành ông thành bà – người cao tuổi.       Người cao tuổi...

TIU S GIÁO X                 ĐN THÁNH TRUNG LAO

ĐỒNG HƯƠNG   CẬP NHẬT

SINH HOẠT QUÊ NHÀ

 KỆ TỦ

T.LAO (NÉT HOA)   

FILE MP3.download

 NẠP NĂNG LƯỢNG 

 ĐỌC & NGẪM

TIỀN NHÂN

 NGƯỜI CAO TUỔI

Search site