HỘI QUÁN Đ.H

2011-01-19 22:16

TRĂN TRỞ

Làm thế nào để sinh hoạt Đồng hương khởi sắc ? Làm thế nào để vực dậy Giới trè Đồng hương ?   Những câu hỏi làm cho những người quan tâm đến Đòng hương phải trăn trở . Hôm qua, sau khi phúng điếu ông Đaminh Phạm đình Sách xong, chúng tôi có dịp ngồi với nhau . Anh em thử bàn để tìm câu trả lời...

NGƯỜI CAO TUỔI

MƯỜI NGUYÊN TẮC DI DƯỠNG TUỔI GIÀ

MƯỜI NGUYÊN TẮC DI DƯỠNG TUỔI GIÀ

1. Câu châm ngôn thứ nhất: “Trong thiên hạ, không có chuyện làm biếng mà có thể có một thân thể khỏe mạnh.” 2. Câu châm ngôn thứ hai: -Ði với những việc không vui vẻ của dĩ vãng và nghịch cảnh, không thấy khó chịu. -Ðối với những ngày sắp tới không có ước vọng quá cao, nhưng luôn cầu bình an...

Nổi Lo Buồn Của Người Cao Niên Ở Xứ Người

Nổi Lo Buồn Của Người Cao Niên Ở Xứ Người

Nước Mắt Chảy Xuôi Nổi Đau Tuổi Già Kính chuyển đọc để chuẩn bị tinh thần và vật chất cho tuổi già. Nên biết rằng ngày nay, hầu như trên khắp thế giới và ngay cả tại Việt Nam tất cả mọi người đều rất bận rộn hoặc vì sinh kế hoặc vì thoả mãn những thú vui gần như là nhu cầu nên có thể hoặc thường...

TRUYỆN NGẮN ĐẦY Ý NGHĨA

TRUYỆN NGẮN ĐẦY Ý NGHĨA

1. Nó Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo khó. Đau khổ và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm. Mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để tay lên ngực trái, dỗ dành "Ngoại có đi đâu! Ngoại ở đây mà!". Vậy là nó nín. Rồi mẹ cũng...

NỖI LÒNG NGƯỜI CAO TUỔI

NỖI LÒNG NGƯỜI CAO TUỔI

      Ai cũng có những năm tháng tuổi thơ đầy kỷ niệm, những năm tháng thanh xuân giầu sinh lực, nhiều ước mơ; rồi sẽ trở thành lớp trung niên, yên bề gia thất, con cái lớn khôn. Và rồi sẽ thành ông thành bà – người cao tuổi.       Người cao tuổi...

 

ĐỒNG HÀNH GIỮA ĐẠO VÀ ĐỜI

 

   ĐỒNG HƯƠNG TRUNG LAO MIỀN NAM được hình thành từ năm 1956, đến nay quy tụ trên 1.000 gia đình hiện đang sinh sống tại các nơi như Sàigòn, Chợ Lớn, Phú Thọ Hòa, Ông Tạ, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Xóm Mới, Chợ Cầu, Trung Chánh, Thành Ông Năm, Thủ Đức…, và ngoài ra còn rất nhiều thuộc các vùng phụ cận như Bình Dương, Biên Hòa, Hố Nai, Long Khánh, Lâm Đồng, v.v… 

     HỘI NHẬP NƠI VÙNG ĐẤT MỚI 

     Trung Lao – địa phận Bùi Chu, là một xứ đạo lớn từ lâu đời, nay thuộc xã Trung Đông huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định, có hơn 8.000 nhân danh.

     Theo “Sử Ký Địa Phận Trung” năm 1916, giáo xứ Trung Lao có tới 27 giáo họ nằm trên địa bàn 13 xã, trong đó Trung Lao là toàn tòng công giáo.

     Trên nửa thế kỷ trước đây, người làng Trung Lao đã di cư vào miền Nam, phân tán ở nhiều nơi từ Huế cho tới Cà Mau, nhưng chủ yếu ở Sàigòn, Gia Định, Chợ Lớn, Châu Hiệp, Biên Hòa, Hố Nai.

     Khi ấy mọi người đều lo tái lập đời sống đang còn nhiều khó khăn vì “vạn sự khởi đầu nan”, cho nên mỗi khi có dịp gặp nhau nơi đất lạ thì thật là mừng vui khôn xiết, đúng như tâm trạng trong câu nói của cổ nhân: “tha hương ngộ cố tri(xa quê hương gặp lại người quen cũ).

     Xuất phát từ tình cảm quê hương xóm giềng thân thiết, một số người làng thường gặp gỡ thăm hỏi tin tức quê nhà, tâm sự hàn huyên; dần dần nghĩ đến việc tập hợp người gốc Trung Lao tại miền Nam, mục đích an ủi tinh thần cũng như nâng đỡ nhau một ít nào vật chất, tạo mối dây liên kết, nối lại nghĩa tình xưa.

     Niềm mơ ước ấy đã thành hiện thực vào Chúa nhật mồng 7 tháng 10 năm 1956 tại thánh đường giáo xứ Bắc Hà – Sàigòn, nhân lễ kính Đức Mẹ Mân Côi quan thầy. Cuộc hội ngộ diễn ra trọng đại, toàn thể dân làng lúc đó về tham dự đông đủ, mở đầu cho những sinh hoạt nề nếp với danh xưng: “HỌ TRUNG LAO TƯƠNG TRỢ”, có Ban Cố vấn và Ban Trị sự chính thức đảm trách công việc chung, cùng các Ủy viên của 7 khu Đồng hương từ Sàigòn đến Biên Hòa, gồm 357 gia đình.

     Đến tháng 8 năm 1969, do sinh hoạt ngày càng mở rộng nên đã đổi danh xưng: “HỘI TRUNG LAO TƯƠNG TẾ”, đại diện là Cha Phaolô Phạm Long Tiên và ông Đaminh Phạm Đình Kham. Ngoài Ban Sáng lập, Hội đồng Cố vấn còn có thêm Hội đồng Kỳ lão.

     Đầu năm 1976, để phù hợp với hoàn cảnh xã hội, dân làng lại một lần nữa đổi danh hiệu: “ĐỒNG HƯƠNG TRUNG LAO MIỀN NAM”, và thời gian sau lại đón tiếp dân ta từ quê nhà vào đây lập nghiệp, khiến sinh hoạt Đồng hương vốn dồi dào lại thêm khởi sắc. 

     PHÁT HUY ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN 

     Trải bao thăng trầm của thời thế, người dân Trung Lao dù ở quê nhà hay nơi đâu; với niềm tin Kitô, qua lòng sùng đạo, yêu mến giáo hội mà tuân giữ lề luật, cứ sáng lễ chiều kinh. Ngoài tinh thần cộng đồng, luôn trọng lợi ích chung, nên sẵn sàng phụng vụ xứ đạo mình, dấn thân trong các chương trình của Công giáo tiến hành. Bản tính chuyên cần lại có tài tổ chức, người Trung Lao rất được mọi người chung quanh mến phục. Đã nhiều vị được tiến cử vào các chức sắc trong Hội đồng Mục vụ,các Hội đoàn hoặc làm Ca trưởng thuộc các giáo xứ, kể cả những giáo xứ lớn và kỳ cựu như Chợ Quán, Huyện Sĩ, Chí Hòa…

     Trên cánh đồng truyền giáo, đóng góp với giáo hội địa phương, Trung Lao đã có những linh mục coi sóc các xứ đạo miền Nam như: Antôn Vũ khánh Liêm (xứ Chợ Quán, Phao Lô, Bắc Hà), Phêrô Trần Đức Tiến (Cái Xắn, Bùi Chu, Ngọc Thạch), Phêrô Vũ Đình Trác (Mân Côi-Chí Hòa, Châu Nam), Phaolô Phạm Long Tiên (Mai Khôi), Antôn Phạm Gia Thuấn (Tân Mai, Trung Chánh), Vinhsơn Trần Đức Hóa (Nam Hòa), Vinhsơn Vũ Thế Hưng (Bùi Phát, Trung Chánh, Hợp An), Matthêu Vũ Khởi Phụng (Dòng Chúa Cứu Thế), Giuse Phạm Đức Tuấn (Bùi Phát, Phú Thọ Hòa, Thái Bình), Giuse Phạm Văn Bình (Dòng Don Bosco), Phaolô Phạm Thế Hạnh (ĐCV Thánh Giuse) và mới đây là Giuse Vũ Quang Tấn (Dòng Đa Minh Thánh Tâm).

     Bên cạnh đó, nhiều tu sĩ nam nữ là con dân Trung Lao đã gia nhập các Hội dòng, Tu viện: Phanxicô, Don Bosco, Đồng Công, Mến Thánh giá, Trinh Vương, Con Đức Mẹ Mân Côi, Thừa sai Đức Mẹ, Nữ tỳ Chúa Giêsu Linh mục, Khiết Tâm Nha Trang, Khiết Tâm Thủ Đức, Thánh Phaolô Sài Gòn… Ngoài ra còn có nhiều thầy đang giúp xứ hoặc theo đuổi ơn gọi tại các Chủng viện với lý tưởng hiến thân cho Chúa và sẵn sàng phục vụ tha nhân.

     Hoạt động đạo đức của Đồng hương chẳng những đạt được trên nhiều lãnh vực ở các xứ đạo, mà còn hướng về quê Cha đất Tổ thân thương qua nhiều chuyến hành hương, tham dự các đại lễ và gặp gỡ giao lưu, tạo hiệp thông nối kết. 

     ĐI VÀO CUỘC SỐNG XÃ HỘI 

     Với tư chất hiếu động, chịu khó và siêng năng cần cù, người dân Trung Lao đã đi vào cuộc sống tại các địa phương cách dễ dàng, chẳng những “an cư lạc nghiệp” mà còn từ đủ ăn đi lên khấm khá, dù mỗi khu vực một sắc thái khác nhau. Nhiều ngành nghề như làm giá đỗ phải nói đến giáo dân Trung Lao ở giáo xứ Phú Thọ Hòa; sản phẩm làm ra được cung cấp đến các chợ đầu mối, nhà hàng khắp vùng Sàigòn-Chợ Lớn xuống tận Gò Vấp, Hóc Môn. Nghề may mũ nón đủ kiểu cũng có nhiều gia đình Trung Lao tại Tân Hưng-Chợ Cầu chuyên môn sản xuất. Phát triển nghề mộc lâu đời ở quê nhà được đem vào Nam, nhiều đại gia đã mở cơ sở chế biến vật dụng trang trí nhà cửa, đóng bàn ghế giường tủ tại vùng Hố Nai-Biên Hòa.

     Rồi những năm gần đây, người Trung Lao tiếp tục vào Nam thêm đông, đổ dồn về Tam Bình-Thủ Đức, Bình Dương buôn bán thực phẩm, trái cây rau củ, chiếm lĩnh cả thị trường tại các nơi này.

     Trong hoạt động xã hội, người Trung Lao cũng có mặt trên mọi cương vị; tham gia nhiều đoàn thể, giữ nhiều chức vụ chính đáng. 

     THÀNH QUẢ SAU HƠN 50 NĂM 

     Ngày nay, người Trung Lao đã và đang cư ngụ trên khắp nẻo đường đất nước từ Bắc chí Nam, nhưng tâm hồn hằng quan tâm đến họ hàng thân thuộc, hy sinh vì xóm làng. Vì thế người người đã hưởng ứng và cổ vũ cho các sinh hoạt, điển hình những lần họp mặt mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi quan thầy vào đầu tháng Mười hàng năm, luôn được sự đồng lòng với tinh thần “HIỆP NHẤT ĐỒNG HƯƠNG, KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG”. Đặc biệt Giới trẻ cũng nhận thức ý nghĩa quan trọng ấy, tất nhiên cùng bắt tay chung sức cho sự nghiệp đắp xây bởi tiền nhân.

     Nhìn lại quãng đường dài đi qua suốt hơn nửa thế kỷ; tuy xa rời đất Mẹ nhưng Đồng hương Trung Lao miền Nam vẫn giữ trọn niềm tin, đem đạo vào đời; thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, làm rạng danh quê hương, xứ sở Đền Thánh Trung Lao. Thắm tình đoàn kết trong Nam ngoài Bắc, một lòng kính Chúa thương người nhằm góp phần nhỏ bé trong công cuộc xây dựng Giáo hội và xã hội ngày càng tốt đẹp.                                                                                          

                                                                                             HẢI ĐƯỜNG

 

Search site

    SẮC PHONG ĐỀN THÁNH    

 

TRANG CHÍNH

TRUNG LAO 1

Tiền nhân

Vidéo

Nghe Nhạc

 

-------------------------

TRUNG LAO 2

Họ và các khu đồng hương

Họ Giuse đồng hương

Họ Vinh Sơn đồng hương

Đời thường

Vui vui

 

---------------------------

GIỚI TRẺ ĐỒNG HƯƠNG

 

--------------------------------

GIỚI TRẺ QUÊ NHÀ

 

---------------------------------

VĂN HÓA CUỘC SỐNG

Nhạc

Thơ

Bài viết

-----------------------------------

NẠP NĂNG LƯỢNG

Tiện ích

----------------------------

CÓ GÌ MỚI

Tiêu điểm

----------------------------------

HÌNH ẢNH QUÊ HƯƠNG

Sắc phong đền thánh

----------------------------------

HỘP THƯ GIỚI TRẺ ĐH

 

 

 

 

TIU S GIÁO X                 ĐN THÁNH TRUNG LAO

ĐỒNG HƯƠNG   CẬP NHẬT

SINH HOẠT QUÊ NHÀ

 KỆ TỦ

T.LAO (NÉT HOA)   

FILE MP3.download

 NẠP NĂNG LƯỢNG 

 ĐỌC & NGẪM

TIỀN NHÂN

 NGƯỜI CAO TUỔI